Sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản và viêm phổi là các bệnh đường hô hấp phổ biến. Hai bệnh này thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau, tại vị trí khác nhau ở phổi. Vậy sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản là gì? Cách phòng bệnh viêm phổi và viêm phế quản?

Tại sao viêm phổi và viêm phế quản thường bị nhầm lẫn?

Viêm phổi và viêm phế quản thường bị nhầm lẫn do đây là hai bệnh thường gặp ở đường hô hấp. Hai bệnh này đều có thể do vi khuẩn virus tấn công tại phổi nên có thể có những triệu chứng giống nhau như khó thở, ho có đờm, sốt nhẹ.

Do đó, người bệnh thường nhầm lẫn viêm phổi và viêm phế quản mặc dù viêm phế quản có thể gây ra bởi một số nguyên nhân khác như mẫn cảm dị ứng.

Sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản

Tiêu chí Bệnh viêm phổi Bệnh viêm phế quản
Định nghĩa Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ảnh hưởng đến phổi. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh hít thở. Khi một cá nhân bị viêm phổi, các phế nang chứa đầy mủ và chất lỏng, khiến việc thở trở nên đau đớn và hạn chế lượng oxy hấp thụ. Viêm phế quản là tình trạng ống dẫn khí ở phổi bị sưng và viêm.
Nguyên nhân Viêm phổi thường do virus, vi khuẩn, nấm gây ra. Ngoài ra, ký sinh trùng, bụi kim loại,… cũng là những nguyên nhân có thể gây nên viêm phổi Bệnh có thể do nhiễm virus vi khuẩn hay dị ứng do hít thở không khí ô nhiễm, hút thuốc. Hút thuốc lá hoặc hen suyễn, dị ứng, tiền sử gia đình người nhà mắc bệnh phổi,… là những yếu tố có thể gây viêm phế quản.
Triệu chứng Triệu chứng gặp phải khi viêm phổi bao gồm:

  • Đau ngực khi thở hoặc ho.
  • Ho có đờm hoặc nhầy.
  • Mệt mỏi chán ăn.
  • Một số trường hợp viêm phổi có thể bị sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, tiêu chảy do cơ thể nhiễm vi khuẩn.
Trong khi đó, viêm phế quản thường có các dấu hiệu sau:

  • Tắc nghẽn ngực.
  • Thở khò khè.
  • Ho có đờm xanh, đờm vàng.
  • Hụt hơi.

Bên cạnh đó, viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm khuẩn nên xuất hiện một số triệu chứng khác như là:

  • Đau nhức cơ thể.
  • Ớn lạnh.
  • Sốt nhẹ.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Đau họng.
Chẩn đoán Viêm phổi có thể chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh như từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh ở nhà hay môi trường làm việc và nghe phổi.

Các xét nghiệm, thủ thuật khác nhằm tiên lượng viêm phổi như:

  • Xét nghiệm máu, đờm, dịch màng phổi tìm vi khuẩn.
  • Chụp X- quang ngực để tìm vị trí nhiễm trùng phổi.
  • Đo oxy trong máu.
Viêm phế quản được tiên lượng tình trạng bệnh qua tình trạng ho và một số triệu chứng, yếu tố khác về môi trường sống của người bệnh.

Ngoài các xét nghiệm máu, dịch đờm kiểm tra nhiễm khuẩn trong viêm phế quản cấp, người bệnh được thực hiện xét nghiệm chức năng phổi bằng phế dung kế và chụp X-quang ngực.

Điều trị Với điều trị viêm phổi, tùy thuộc nguyên nhân nhiễm bệnh, y lệnh sẽ khác nhau:

  • Với bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
  • Với nguyên nhân gây viêm phổi là virus, bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thuốc hạ sốt để nhanh chóng hồi phục. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong 1 tuần đến 1 tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Điều trị viêm phế quản cấp tính tương tự viêm phổi, người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc ho để cải thiện triệu chứng.

Trường hợp viêm phế quản mãn tính:

  • Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản giúp mở rộng đường thở, hô hấp dễ dàng hơn.
  • Giúp bệnh nhân dễ thở hơn với liệu pháp oxy.
  • Tập thể dục phục hồi phổi.

Phòng bệnh viêm phổi và viêm phế quản

- Bệnh viêm phổi và viêm phế quản có thể phòng ngừa chung bằng cách:

- Tập luyện thể dục nâng cao thể trạng cơ thể, tránh các trường hợp suy yếu cơ thể tạo cơ hội vi khuẩn hoặc virus tấn công.

- Rửa tay thường xuyên.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay khi tiếp xúc với người bệnh.

- Tránh lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu

- Tiêm vacxin cúm và vaccin ho gà.

Với viêm phế quản mãn tính, có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế các tác nhân gây dị ứng như bụi sơn, không khí ô nhiễm.

Trên đây là một số thông tin về sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản. Tùy thuộc bệnh mắc phải và tiên lượng bệnh qua thăm khám mà mỗi bệnh có cách điều trị phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc khi có các triệu chứng tương đồng viêm phổi và viêm phế quản tránh tác dụng không mong muốn hoặc sử dụng phải loại kháng sinh không phù hợp với tình trạng bệnh. Đến cơ sở y tế thăm khám để được tiên lượng và ra y lệnh phù hợp.

 

Nguồn

Youmed