Viêm loét đại tràng (Ulcerative Colitis – UC) là một tình trạng tiêu hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hiểu được mối liên hệ và thực hiện các thay đổi cần thiết trong thói quen có thể đem lại hiệu quả.
UC là một thể của bệnh viêm ruột (Inflammtory bowel disease - IBD). UC cũng có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác, trong đó có bệnh tim.
Bài báo này đánh giá những khả năng liên quan giữa UC và bệnh tim, từ tình trạng viêm tiềm ẩn và các yếu tố nguy cơ chung đối với vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột cũng như cách điều trị UC có thể ảnh hưởng đến tim.
Vai trò của phản ứng viêm trong Viêm loét đại tràng và bệnh tim
UC là một bệnh tự miễn mạn tính có liên quan đến phản ứng viêm trong cơ thể. Nhìn chung, phản ứng viêm đóng một vai trò bảo vệ quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng viêm kéo dài, tăng mức độ viêm trong viêm loét đại tràng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Trong một nghiên cứu 2022, nhà nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa Bệnh viêm ruột và bệnh tim, tập trung vào vai trò của phản ứng viêm.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra đầy đủ bằng chứng để kết luận rằng phản ứng viêm trong IBD đóng một vai trò trong việc hình thành các mảng xơ vữa, hoặc hình thành và tăng kích thước mảng bám trong động mạch. Sự gia tăng mức độ xơ vữa làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành.
Một đánh giá hệ thống trên lý thuyết từ năm 2022 đã tìm thấy các bằng chứng hợp lý để đề xuất rằng, các tình trạng viêm bao gồm cả IBD, tăng nguy cơ của:
Rung tâm nhĩ
Suy tim
Bệnh tim mạch xơ vữa động mạch
Họ đề nghị những người mắc IBD nên được chăm sóc từ một nhóm đa ngành bao gồm bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ tim mạch để được chăm sóc tối ưu.
Yếu tố nguy cơ chung
IBD và bệnh tim mạch có chung một vài yếu tố nguy cơ chung, bao gồm:
· Hút thuốc: hút thuốc tăng nguy cơ các thể khác của IBD như bệnh Crohn. Tuy nhiên, hút thuốc cũng cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại UC. Điều này không có nghĩa rằng hút thuốc là một thói quen lành mạnh đối với người mắc UC vì nó vẫn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và một số tình trạng sức khỏe khác.
· Đái tháo đường: IBD tăng nguy cơ đái tháo đường – là một căn bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của một người.
· Chế độ ăn: Tiêu thụ một lượng lớn chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ của cả IBD và các bệnh liên quan xơ vữa tim mạch vành.
· Béo phì: Người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao mắc cả IBD và bệnh tim. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển bệnh Crohn có thể cao hơn so với UC.
· Mức Cholesterol: Người sống cùng với IBD cũng thường xuyên gặp những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bệnh tim như:
§ Triglyceride cao
§ LDL – Cholesterol “xấu” cao
§ HDL – Cholesterol “tốt” thấp
Cần ghi nhớ là các yếu tố nguy cơ là bao gồm tất cả những thứ làm tăng nguy cơ nặng thêm bệnh và tình trạng của 1 người. Chúng không có nghĩa là một người cuối cùng chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng đó – những cá nhân không có yếu tố nguy cơ nào đã biết vẫn có thể phát triển bệnh đó.
Vai trò của hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột là một bộ sưu tập hàng triệu vi khuẩn và vi sinh vật sống trong ruột. Hệ vi sinh vật giúp tiêu hóa thức ăn cũng như hấp thu dưỡng chất và có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của sức khỏe con người.
Các thay đổi trong hệ vi sinh ruột có lẽ là 1 yếu tố nguy cơ cho cả UC và các tình trạng liên quan đến tim mạch. Một vài bằng chứng đã chỉ ra rằng phản ứng viêm ở niêm mạc ruột có thể giải phóng các sản phẩm từ vi sinh vật vào trong cơ thể người bằng cách phá vỡ hàng rào ruột. Các sản phẩm này có thể ảnh hưởng và đưa vào động mạch như một dạng mảng bám.
Do vậy, các nhà nghiên cứu đang ngày càng thể hiện sự quan tâm đến hệ vi sinh đường ruột trong cả bệnh UC và bệnh tim. Cả 2 tình trạng này đều có thể được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị nhằm giải quyết sự mất cân bằng hoặc rối loạn chức năng trong hệ thống phức tạp này.
Điều trị viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến tim như thế nào
Hiệp hội Tiêu hóa của Mỹ đã khuyến cáo nhiều loại thuốc để điều trị UC, ví dụ:
Thuốc điều hòa miễn dịch
Thuốc sinh học
Thuốc ức chế janus kinase (JAK)
Những thuốc này ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể để giúp giảm tần suất bùng phát, giảm hoạt động của bệnh và giúp giảm các triệu chứng của UC.
Do đó, các biện pháp điều trị UC có lẽ ảnh hưởng tích cực đến nguy cơ bệnh tim bằng cách làm giảm phản ứng viêm của cơ thể. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã phát hiện ra các lợi ích chính xác. Các chuyên gia vẫn đề xuất rằng nguy cơ bệnh tim sẽ giảm với biện pháp điều trị UC hợp lý.
Một số lời khuyên trong quản lý bệnh viêm loét đại tràng và tăng cường sức khỏe tim mạch
Một số bằng chứng đã cho thấy rằng thực hiện các bước để quản lý UC có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2021 đã cung cấp một số típ để giảm nguy cơ bệnh tim mạch xơ vữa ở người mắc IBD, bao gồm:
Gặp gỡ một nhóm đa ngành để tạo ra một phương pháp điều trị toàn diện
Kiểm tra tim mạch thường xuyên
Thực hiện các hành động làm giảm nguy cơ tim mạch
Sử dụng các phương pháp điều trị nhằm mục đích thuyên giảm
Coi IBD là một yếu tố nguy cơ khi thảo luận về việc có nên bắt đầu điều trị bằng Statin hay không.
Nói cách khác, một người có thể giảm nguy cơ biến chứng tim mạch bằng cách kiểm soát tốt UC với một kế hoạch điều trị xuyên suốt.
Lời khuyên cho một cuộc sống khỏe mạnh
Một số lời khuyên phổ biến để giảm nguy cơ tim mạch bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe trái tim. Điều này thường là một thách thức đối với bệnh nhân mắc bệnh UC do các vấn đề về tiêu hóa liên quan đến thực phẩm có lợi cho tim, chẳng hạn như những thực phẩm giàu chất xơ, cũng như mong muốn tự nhiên hạn chế các thực phẩm làm nặng thêm các triệu chứng.
Một đánh giá hệ thống của các nghiên cứu từ năm 2022 đã tìm ra bằng chứng để chứng minh rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có thể cung cấp lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh IBD do ảnh hưởng của nó đến hệ vi sinh vật đường ruột và chức năng tổng thể của cơ thể.
Có bằng chứng đủ mạnh cũng gợi ý rằng chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống giúp cải thiện các kết quả về tim mạch, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch toàn phần, bệnh tim mạch vành và đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Sống chung với UC có thể tăng nguy cơ của các tình trạng sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim
Do đó tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm cả các triệu chứng UC cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các lời khuyên thay đổi lối sống khác có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người mắc UC, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng, cũng có thể giúp cho sức khỏe tim mạch.
Tóm lại
Sống chung với UC có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác, trong đó có bệnh tim. Phản ứng viêm tiềm ẩn trong cơ thể, các thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột và các yếu tố nguy cơ khác tất cả có thể đóng một vai trò trong mối quan hệ giữa UC và sức khỏe tim mạch.
Hiểu được mối liên kết này có thể giúp mọi người quản lý tốn UC và tăng cường sức khỏe tim mạch
Nguồn: Medical News Today
Dịch: DS. Huyền Trâm - RV group
Bài viết liên quan