Vai Trò Chủng Lactobacillus reuteri DSMZ 17648 (Pylopass™) trong nhiễm khuẩn H. pylori

Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) từ lâu đã được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày–tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, và nguy hiểm hơn cả là ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp H. pylori vào nhóm I – những tác nhân có khả năng sinh ung thư ở người.

Theo các khảo sát gần đây, tỷ lệ nhiễm H. pylori trên toàn cầu rơi vào khoảng 50–60% dân số, trong khi tại Việt Nam, con số này có thể lên đến 70–75% ở người trưởng thành. Đây là một tỷ lệ cao đáng báo động, đặc biệt trong bối cảnh vi khuẩn này có thể âm thầm tồn tại và tiến triển mà không biểu hiện triệu chứng rõ rệt trong thời gian dài.

Thách thức: Kháng kháng sinh – Rào cản lớn trong tiệt trừ H. pylori

Tỷ lệ kháng Clarithromycin, Metronidazole tại Việt Nam lên đến:

o    Clarithromycin: ~40 - 70%

o    Metronidazole: >70%

Thất bại điều trị lên đến 30–40%, ngay cả với phác đồ bốn thuốc.

  

Trước thực trạng này, giới chuyên môn đang chuyển hướng quan tâm sang các liệu pháp sinh học hỗ trợ, nhằm giảm mật độ H. pylori một cách an toàn, không kháng thuốc và dễ dung nạp, đặc biệt cho các nhóm bệnh nhân nhạy cảm hoặc có tiền sử thất bại điều trị.

Lactobacillus reuteri DSMZ 17648 (Pylopass™) – Giải pháp sinh học hỗ trợ tiệt trừ H. pylori

Pylopass™ là tên thương mại của Lactobacillus reuteri DSMZ 17648 được chọn lọc từ 700 chủng Lactobacillus. Phát triển dựa trên công nghệ sinh học hiện đại. Pylopass™ là chủng: không gây dị ứng, không biến đổi gen (Non-GMO), không chứa gluten.

 

Pylopass™ là đạt chứng nhận QPS (Qualified Presumption of Safety) do Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) công bố năm 2007 nhờ tính an toàn khi sử dụng trong thực phẩm. Tại Hoa Kỳ, Pylopass™ được công nhận an toàn GRAS (Generally Recognized As Safe). Chủng vi khuẩn Pylopass™ được lưu trữ tại Viện Leibniz (Ngân hàng vi sinh vật và nuôi cấy tế bào Đức) với số đăng ký DSM 17648. Đây là một trong những ngân hàng vi sinh vật và nuôi cấy tế bào lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Braunschweig, Đức.

Pylopass™ đã được cấp hai bằng sáng chế tại Châu Âu:

  • Bằng sáng chế 1: Ứng dụng của Lactobacillus reuteri (DSM 17648) chống Helicobacter pylori được bảo hộ tại Châu Âu bằng sáng chế EP1963483 B1
  • Bằng sáng chế 2: EP2717890 B1 cũng bảo hộ phương pháp sử dụng Lactobacillus reuteri đã được bất hoạt công nghệ sấy khô phun sương để chống lại H. pylori.

Cơ chế tác động đặc hiệu với H. pylori

Sau khi uống, Pylopass™ sẽ gắn đặc hiệu với vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, tạo thành các phức hợp không còn khả năng gây viêm. Cơ chế như sau:

  1. Liên kết chọn lọc cao với bề mặt H. pylori → tạo thành các phức hợp bất hoạt sinh học.
  2. Phức hợp này không bám được vào niêm mạc dạ dày → bị cuốn trôi đi và đào thải tự nhiên qua đường tiêu hóa.
  3. Không diệt khuẩn → không gây hiện tượng đề kháng thuốc hay loạn khuẩn đường ruột.


Khác biệt: Chủng DSMZ 17648 không làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột như các probiotic thông thường. Nên không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật bản địa. Không gây nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Lactobacillus reuteri DSMZ 17648 (Pylopass™) là Postbiotics

Postbiotics là các chế phẩm có chứa thành phần vi sinh vật bất hoạt và/hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng, mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ (ISAPP 2021). Probiotics là kỷ nguyên cũ - Postbiotics là bước tiến tiếp theo trong tương lai, nơi chúng ta giữ lại hiệu quả sinh học mà loại bỏ rủi ro của vi khuẩn sống.

 

Pylopass™ thuộc nhóm postbiotic – các thành phần bất hoạt từ vi khuẩn có lợi, mang lại hiệu quả sinh học mà không chứa vi sinh vật sống. Postbiotics không còn khả năng sống lại, không gây nhiễm, không gây mất cân bằng hệ vi sinh vật của ký chủ. Ngoài ra, còn thúc đẩy sự phát triển của các chủng lợi khuẩn và ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại.

 

Postbiotics giúp củng cố hàng rào niêm mạc ruột, điều hòa miễn dịch, và đặc biệt giảm nguy cơ kháng kháng sinh – một xu hướng điều trị đang được y học hiện đại quan tâm.

Chứng cứ lâm sàng từ các nghiên cứu khoa học uy tín

Được sử dụng hơn +40 QUỐC GIA: Tây Âu; Đông Âu; Trung Đông; Châu Á; Úc; Bắc Mỹ; Châu Phi; Trung/Nam Mỹ sử dụng

+10 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 6 QUỐC GIA: Đức, Ireland, Nga, Romania, Trung Quốc Và Ấn Độ:

Giảm tải lượng H. pylori ở cả người lớn và trẻ em (Kornienko et al., 2020).

Giảm tải lượng vi khuẩn, tăng tỉ lệ tiệt trừ khi phối hợp với phác đồ 3 hoặc 4 thuốc (Mihai, 2019), (Kornienko et al., 2020).

Giảm tác dụng phụ liên quan đến kháng sinh, kháng kháng sinh.

Giảm triệu chứng trên đường tiêu hóa (khó tiêu, đau bụng, táo bón,..) (Ismail, 2023).

Nâng cao chất lượng sống (tăng khả năng tuân thủ, giảm tác dụng phụ) (Buckley et al., 2018).

Điểm giảm trung bình GSRS ở nhóm Pylopass™ và Giả dược (Ismail, 2023)

Dược động học và liều dùng

Đặc điểm

Thông tin

Dược động học

Không hấp thu vào máu, chỉ hoạt động tại chỗ ở dạ dày

Liều thường dùng

100 - 200 mg, 2 lần/ ngày, tương đương ≥ 10 tỷ tế bào bất hoạt trong 1 viên 100 mg

Thời gian khuyến nghị

Tối thiểu 2 tuần, có thể kéo dài đến 56 ngày

Ưu điểm liều dùng:

  • Không cần bảo quản lạnh.
  • Dùng đường uống, không bị acid dạ dày phân hủy.
  • Có thể dùng cùng lúc với kháng sinh điều trị, không cần cách thời gian.
  • Không gây ảnh hưởng đến thuốc khác.

Kết luận và khuyến nghị lâm sàng

Pylopass™ là một lựa chọn sinh học hiện đại trong xu hướng "Hỗ trợ giảm tải H. pylori mà không gây kháng".

 

Phù hợp trong nhiều kịch bản lâm sàng:

    • Bệnh nhân kháng đa thuốc.
    • Điều trị bảo tồn không kháng sinh.
    • Phối hợp sau phác đồ điều trị chuẩn.

Việc chủ động áp dụng các biện pháp bổ trợ sinh học như Pylopass™ là bước tiến trong cá thể hóa điều trị, giảm kháng sinh, hướng tới chăm sóc dạ dày toàn diện.

 

 

Nguồn

1.       Gastroenterology Volume 153, Issue 2, August 2017, Pages 420-429

2.       Miftahussurur M, Yamaoka Y (2015). Appropriate First-Line Regimens to Combat Helicobacter pylori Antibiotic Resistance: An Asian Perspective. Molecules, 20 (4):pp.6068

3.       Trần Thị Như Lê (2023). Đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng đang khám và điều trị tại tỉnh Tiền Giang

4.       Đặng Ngọc Quý Huệ (2018)- Đại học Huế

5.       Nat Rev Gastroenterol Hepatol 18, 649–667 (2021). https://doi.org/10.1038/s41575-021-00440-6

6.       Anand Kumar, 2024 https://doi.org/10.3390/foods13182937

7.       Kornienko et al., 2020. https://doi.org/10.15406/ghoa.2020.11.00407

8.       Mihai, 2019. https://doi.org/10.31925/farmacia.2019.5.17

9.       Ismail, 2023. https://doi.org/10.1111/hel.13017

10.    Buckley et al., 2018, 4:48.https://doi.org/10.1186/s40795-018-0257-4

11.    Pylopass™ | Novozymes OneHealth | Ingredients Network